![]() |
![]() |
Thông Tin Cộng Đồng |
Tin Vui | Tin Buồn
LỄ TỔNG KẾT CUỐI NĂM HỌC 2009-2010
TRƯỜNG TIỂU HỌC D XÃ KHÁNH HÒA TỈNH AN GIANG
Với tổng số học sinh trên 300, trong đó, có 91 học sinh là con em dân tộc Chăm Islam Trường Tiểu học D xã Khánh Hòa, Tỉnh An Giang vừa tổ chức lễ tổng kết cuối năm học 2009-2010. Issa Sên, giáo viên Chăm Islam Koh Taboong, nguyên là Hiệu Trưởng Trường này, nay đã về hưu, hiện đang giữ chức vụ Thơ ký Ban Đại Diện Islam Tỉnh An Giang.
Đương kim Hiệu Trưởng là ông Nguyễn hữu Nguồn, Phó Hiệu trưởng là Thầy giáo Nghĩa. Trong số quan khách đến dự, có ông Trương văn Khuê, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Khánh hòa.
Trong Jam’ah Chăm Muslim, hiện diện, có: Hakim Musa Addallah, Chủ Tịch Ban Đại diện Islam Tỉnh An Giang, Na-ib Mohamach Jain, Phó Giáo Cả Thánh đường Jami-ul Aman, cựu Hiệu trưởng Issa Sên, cựu Giáo viên Du Châu Ly, Mach Sary, Samael (Vũ Nhi), Tuan Haji Salaymal, Mach Tuôl (Châu Hà Châu),v.v….
Trước niềm tự hào của phụ huynh học sinh, Ban tổ chức đã lần lượt trao tặng các học sinh giỏi, trong đó, có học dân tộc Chăm Islam Jam’ah Koh Taboong, những món quà kỷ niệm nhiều ý nghĩa có giá trị tích cực khích lệ con em cố gắng học tập.
Trong số quà trao tặng, có 500 quyển tập do vợ chồng ROMAINE ABDO & SORAYA HÀ THÀNH hiện định cư tại New York, Hoa kỳ đóng góp.
Nhân dịp này, Ban chủ biên trang mạng ChamChaudoc.com xin có lời chia xẻ niềm tự hào của các phụ huynh các học sinh giỏi nói chung và các học sinh giỏi Chăm Islam nói riêng và chúc các em cháu tiếp tục cố gắng không ngừng trong học tập để vươn lên hội nhập với tư cách là người Chăm Islam tạo dựng cuộc sống an lành mai sau trong xã hội Việt nam.
SUMMARY
CONGRATULATIONS !
As shown in the following pictures, the Kháanh Hoa Dprimary school, Khanh An hamlet, (including the Cham Muslim Community of Koh Taboong) An Giang Province (South West of Viet Nam) has just celebrated the school year end ceremony in which a number of good students have received gifts as an award for their schooling achievements. Among the 300 students of the Khanh hoa D,primary school, 91 are of the Cham Muslim Koh Taboong community.
HÌNH ẢNH LỄ TỔNG KẾT CUỐI NĂM HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH HÒA D, AN GIANG
![]()
![]()
![]()
![]()
BIẾU TẶNG THÊM 6 CHIẾC XE ĐẠP
Với thiện ý giúp các em cháu học sinh Chăm Katambong Xã Khánh hòa, tỉnh An Giang, thuộc gia đình nghèo có phương tiện di chuyển đến trường học chương trình phổ thông, một số thân hửu Chăm đồng hương tại Hoa kỳ, sốt sắng nhất là vợ chồng Romaine Abdo – Soraya Hà Thành định cư tại Tiểu bang New York (Hoa kỳ), đã biếu tặng thêm 6 chiếc xe đạp.
CHO HỌC SINH NGHÈO KATAMBONG
Buổi trao tặng thêm xe đạp đã được tổ chức vào lúc 8 giờ sáng ngày 11 tháng 4 năm 2010 tại Thánh đường Jami-ul Aman, Koh Taboong với sự hiện diện của:Cùng các thân hữu Chăm Koh Taboong.
- Ông Giáo cả Hakim al-Haji Musa Abdallah, Trưởng Ban Đại diện Cộng đồng Chăm Islam Tỉnh An Giang;
- Ông Xuân Kim, Chủ Tịch Hội Khuyến học Xã Khánh hòa;
- Ông Trần văn Bình, Trưởng Ban Ấp Khánh Mỹ, Xã Khánh Hòa;
- Ông Phó Giáo Cả Na-ib Mohamed Jaine;
- Tuan Haji SaLayMal, Katambong, Khánh Hòa.
Sáu (6) cháu học sinh có tên sau đây đã vui mừng phấn khởi tiếp nhận quà tặng xe đạp :
1) Mohamad Hanafi, sanh năm 1995, học lớp 7A; 2) Hanafy, sanh năm 1995, học lớp 7A;
3) Sa Phi Ga, sanh năm 1993, học lớp 11/12;
4) Mohamach Ay Dốp, sanh năm 1995, học lớp 9A;
5) Ja Ca Ra Ja, sanh năm 1995, học lớp 9A;
6) Ibrohiêm, sanh năm 1997, học lớp 7A.
HÌNH ẢNH BUỔI TRAO TẶNG XE ĐẠP
![]()
![]()
![]()
Vào đầu năm 2010 Tây lịch, nhân Soraya Hà Thành, vợ của Romaine Abdo từ New York (Hoa kỳ) về Việt nam thăm nhà, một dự án nhỏ đã được hình thành nhờ sự liên lạc phối họp của Châu Hà Châu tức Tuồl chuyển thông tin từ Mohammed Jaine, Na-ib Hakem Koh Taboong, xã Khánh hòa, Tỉnh An Giang, đặt vấn đề và nêu lên nhu cầu cấp thiết về phương tiện di chuyển của một số con em đang học chương trình phổ thông. Các em cháu này thuộc gia đình lợi tức thấp, đã học đến lớp 6, lớp 7, lớp 8 ở các trường cách xa thôn ấp nhiều cây số, trong khi trường lớp hiện có tại thôn ấp Koh Taboong chỉ tới trình độ sơ cấp mà thôi.
Sự việc đã được đàn anh Do Rohiêm và Haji Giusô Adot Kelly cùng mang đến nêu lên tại một buổi ghé nhà thăm sức khỏe vị lão niên đàn anh khả kính Do Hamide sau khi, như thường lệ, cùng đi tham dự sambahyăng Jum’at, lễ nguyện thứ sáu hàng tuần,.ở Masjid al Rahman, một masjid to lớn nhứt vùng Nam California, Hoa kỳ. Haji Giusô Adot Kelly, do Ân Phước của Allah, cũng vừa mới trở về California sau chuyến đi hành hương làm Haji tại Thánh địa Makkah, nước A Rạp Sau Đi theo quy định của Islam.Sẵn dịp, Haji Giusô đã liên lạc điện thoại tạo điều kiện cho bào đệ của Haji là Romaine Abdo từ New York kết nối đường dây viễn liên tham gia hội ý đa chiều.
Sau khi được trình bày thông báo sự việc, niên trưởng Do Hamide đã bùi ngùi nhắc lại câu chuyện gây nhiều xúc động. Nhưng không phải là câu chuyện xảy ra ngày hôm nay, mà là câu chuyện của khoảng năm 1942, 1943…tức hơn năm mươi năm về trước, thời Pháp thuộc, khi đàn anh Do Hamide mới khoảng 10 tuổi. Địa điểm vẩn là thôn ấp Koh Taboong, trước thuộc tỉnh Châu Đốc, nay thuộc ấp Khánh Mỹ, Xã Khánh Hòa, tỉnh An Giang, nơi chôn nhao cắt rún của hai anh em Giusô và Romaine cùng hai vị lão niên đàn anh Do Hamide và Do Rohiêm
Theo lời kể, Koh Taboong ngày trước chỉ có một ngôi trường sơ cấp, nằm day mặt ra bờ rạch chảy ngang qua, ngay ở mặt tiền, có trồng một cây me già, đối diện với một tiệm chạp phô của một người Hoa. Ngôi trường do một giáo viên người Chăm trong dân gian thường gọi là Thầy giáo Lếp, trên giấy tờ là Châu Ta Lếp, đảm trách.trong một bối cảnh, người Chăm còn sống rất khép kín và thủ cựu hẹp hòi, cha mẹ thường hướng về tạo điều kiện và khích lệ con em đi học đọc kinh sách Islam hơn là theo học trường lớp phổ thông. Thân sinh của Haji Giusô và Romaine là cố Haji Muhammad Sôm Kelly,trong thập niên 1960 là Imam Thánh đường Masjidir Rohim tại Saigon, cũng đã từng là học sinh trường làng này, như Do Hamide và Do Rohiem vậy.
Trong điều kiện kể trên, vào thời đó, chỉ có một mình đàn anh Do Hamide là được may mắn lên trường tỉnh tiếp tục học trường phổ thông sau khi hoàn tất lớp học ở trường làng. Và muốn làm việc này, nhu cầu được nêu lên cũng là phải có chiếc xe đạp như đang được nêu lên cho các em cháu ngày nay tại Koh Taboong. Gợi lại chuyện ngày xưa, bác Do Hamide đã nhắc đến những nổi cơ cực phải đạp xe trên đoạn đường đất thường trở nên trơn trợt trong những ngày mưa lầy lội, trong bụng cứ thấp thỏm e sợ đến trường trể. Chẳng những thế, đôi khi bánh xe cán nhằm đinh, bị lủng, không thể leo lên đạp được, phải một mình vác bộ, gay go nhứt là trên đoạn đường vắng, khúc quẹo tắt băng qua khu nghĩa trang cây cối âm u, dân gian gọi là Khu mộ Nhà lớn, trong đầu cứ lởn vởn với bóng hình ma quỷ hiện hình !
Nhắc lại kỷ niệm thưở thiếu thời, bác Do Hamide đã cho thấy thông cảm sâu xa nhứt về nhu cầu hiện tại của các em cháu học sinh bên nhà ,đã được Na-ib Hakem Mohammad Jaine và Mach Tuôl quan tâm nêu lên cho các anh em bên Mỹ. Sau khi trao đổi, anh em đi đến quyết định tích cực đáp ứng huy động tiền ngay để giúp bên nhà mua xe đạp trao tặng các em cháu học sinh có liên quan có phương tiện đi đến trường tiếp tục việc học..
Theo thông báo từ bên nhà, 8 em cháu học sinh với tên cha hoặc mẹ có ghi trong bảng kê sau đây đã được phân phối mỗi em một chiếc xe đạp như dự trù. Trong một bầu không khí chân tình đượm nhiều xúc động, một buổi trao tặng đã được tổ chức ngày 25 tháng 2 năm 2010 tại Thánh đường Jamiul Aman, ấp Khánh Mỹ (Koh Taboong), Xã Khánh Hòa dưới sự chứng kiến của Hakim al-Haji Mu Sa Abdallah, Trưởng Ban Đại diện Cộng Đồng Hồi Giáo Chăm Tỉnh An Giang, Ông Xuân Kim, Chủ Tịch Hội Khuyến học Xã Khánh Hòa, Ông Trần văn Bình, Trưởng Ban Ấp Khánh Mỹ (Koh T Boong)., cùng bà con trong Jam’ah. Qua hình ảnh, chúng tôi còn nhận thấy có Haji Masales, Quản nhiệm Thánh đường Muslimin ( trong dân gian gọi là Masjid Nguyễn Trải vì tọa lạc ở đường Nguyễn Trải, Chợ lớn)
STT HỌ TÊN NĂM SANH HỌ TÊN CHA MẸ LỚP
1 BIS BA CƠ 1997 MOHAMAD ALY 7/A2
2 RO HA NI 1998 DANH Y SA 8/A1
3 CO TIS 1995 A MI NAH 9 A1
4 RO FI AH 1998 TY CHƠ 6/A1
5 MOHAMED YAH YA 1994 SITY HAPIS GOH 9/A2
6 RO MAH 1994 GAM LAH 9/A2
7 A MA LI NE 1997 TY DÂM 7/A2
8 AP TOL RO MANG 1993 YS SA MA EL 9/A2
Theo đánh giá của Bác Do Hamide, đây là một dự án nhỏ, so với các chương trình gây quỷ đóng góp từ trước đến nay của bà con ở nước ngoài đã trở thành hầu như là một nề nếp, tổ chức các lễ cúng, các cuộc phân phát gạo, các dự án xây cất, tái thiết thánh đường, v.v…đôi khi có sự trợ giúp lớn lao của các nguồn mạnh thường quân từ Dubai, A Rạp Sau Đi, v.v… thực chất luôn luôn tập trung vào sinh hoạt tôn giáo, nhằm vào Ân Phước Đời Sau (Akhirat). Trong khi đó, cuộc sống văn hóa, xã hội, kinh tế của chính người dân Chăm Muslim Châu Đốc cũng đang cần những sự trợ giúp thích hợp và thiết thực. Chương trình giúp xe đạp có thể xem như là môt cố gắng, một mô hình đầu tư cần được phát huy và triển khai một cách có hệ thống, nhằm nâng cao trình độ giáo dục, vào tương lai giới trẻ Chăm Koh Ta Boong nói riêng và Chăm Châu Đốc nói chung trên bước đường phát triển hội nhập để không bị lạc lỏng cách biệt với đà phát triển của dòng chánh lưu của xã hội bao quanh.
Từ nhiều năm nay, một số các em cháu trẻ đã may mắn nhận được sự trợ giúp vật chất của gia đình, các học bổng của các tổ chức quốc tế, đạt được bước đường thăng tiến, các học vị kỷ sư, bác sĩ, v.v…làm nở mặt nở mày cho gia đình, cho dòng tộc, cho cộng đồng. Nay không nên chần chờ gì nữa, các em cháu trẻ thành danh này, dù đang sống với nghề nghiệp chuyên môn được đào tạo, ở chân trời góc biển nào, đều phải nghĩ đã đến phiên mình phải cùng ý thức nêu lên thiện chí và trách nhiệm chia xẻ kẻ ít người nhiều tùy hoàn cảnh và điều kiện, đóng góp ngược trở lại, tích cực phối hợp xây nền móng cho các em cháu trẻ đến sau trong toàn cộng đồng có tiềm năng tiến bước lên, hướng về phần đời, vươn lên trong cuộc sống hiện tại, tin tưởng có một ngày mai trong sáng đang đón chờ trước mặt hoặc ở chân trời..
Ngày 9 tháng 3 năm 2010
Ban Biên tập
Trang mạng www.chamchaudoc.comSUMMARY
In response to the a report and a request made by Na-ib Hakem Mohammad Jaine, as actually transferred by Brother Mach Tuôl Châu Hà Châu, from Koh Taboong, village of Khanh Hoa, Province of An Giang, Viet Nam, a quick arrangement under the coordination of the respected elder Do Hamide has been made between the elder Do Rohiem, Haji Giuso Adot and Romaine Adot as well as his wife Soraya Ha Thanh,to proceed to the purchase of 8 bicycles to be used as gifts for 8 Cham Muslim students of low income families from Koh Taboong to go to schools.
The bicycles were handled to the related students in an atmosphere full of emotion at a ceremony that took place on February 25, 2010 in front of Masjid al-Amamn, Koh Taboong, Khanh Hoa village, Angiang Province, in the presence of Haji Musa Abdullah, Chairman of the Islamic Representative Board of An Giang Province, Mr Xuân Kim, President of The Association for Schooling Promotion of Khanh Hoa Village, Mr Tran Van Binh, Hamlet Chief of Khanh My (Koh Taboong) and numerous Brothers-in-Islam of Koh Taboong including Haji Masales, Manager of Masjid Muslimin of Cho Lon.
The elder Do Hamide seizes this opportunity to appeal to the Cham Muslim youngsters who have set up successfully their professional career thanks to the previous support of the elders in the past to take turns to proceed with the same type of assistance to the growing youngster generation.
March 9, 2010
wwww.chamchaudoc.com
Website Writing Staff
KHÁNH THÀNH
MASJID JAMI-UL MUSLIMIN
KOH KAGHIA, CHÂU ĐỐC, VIỆT NAM
Trong cộng đồng Chăm Muslim Châu Đốc nay thuộc Tỉnh An Giang, Tây Nam vùng đồng bằng sông Cửu Long, có một ấp người Chăm gọi là Koh Kaghia nằm ở khu vực Đông Bắc sát biên giới Viêt-Campuchia, dân số vào khoảng 100 gia đình, theo truyền thống, đa số có lợi tức thấp và hành nghề buôn bán, trao đổi hàng hóa qua lại từ Việt Nam sang Campuchea và ngược lại.
Trong cơ cấu tổ chức hành chánh hiện hành, ấp Koh Kaghia tức Đồng ky như quen gọi từ xưa trong dân gian, nay thuộc xã Quốc Thái, Huyện An Phú, Tỉnh An Giang. Từ bên này nhánh sông Hậu giang chảy qua trước thị xã Châu Đốc, băng qua cầu Cồn Tiên, (Koh Kaboăk) nương theo đường lộ đi thẳng về phía biên giới Campuchea cách xa khoảng 27 cây số. thì đến Koh Kaghia.
Như mọi nơi định cư khác, người Chăm Muslim tại Koh Kaghia, từ năm 1933 T.L. đã lập nên Jam’ah đứng đầu có vị Hakim lãnh đạo với sự trợ tá của các vị Ahly puk. Sinh hoạt của Jam’ah khởi đầu với căn nhà sàn nhỏ bé dùng làm nơi dâng lễ nguyện tập thể, lần lần đã xây dựng được một ngôi Masjid khang trang và cổ kính.
Đến năm 1977, quân Khmer đỏ dưới sự lãnh đạo của Pol Pot, từ Campuchea tràn sang` Việt nam đã thẳng tay tàn phá và đốt sạch thôn làng Chăm Koh Kaghia.
Năm 1988, an ninh được vãn hồi, ngôi Masjid đã được tạm thời tái thiết bằng vật liệu nhẹ. Và đến 1984, do sự trợ giúp từ mọi nơi, Insha Allah, ngôi Masjid mới được sửa chửa lại bằng vật liệu kiên cố.
Vào năm 2008, với sự chấp thuận của nhà cầm quyền địa phương, một dự án tái thiết quy mô đã được thiết kế, với kinh phí dự trù là 5 tỷ đồng VN.
Insha Allah, qua công lao vận động của Haji Mohammad Yusoh tự Tư Du, Hội Trăng lưỡi liềm đỏ từ đất Trung Đông đã chấp thuận tài trợ 147.000 Mỹ kim, tương đương với 3 tỷ đồng VN.
Bà con Muslim trong cũng như ngoài nước đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi vủa Ban tổ chức và đã đóng góp được 450 triệu đồng VN.
Hiện còn thiếu 250 triệu đồng VN nữa đang trông chờ sự giúp đở của các mạnh thường quân các nơi.
Masjid được tái thiết tại Koh Kaghia, chánh thức mang tên là Masjid Jami-ul Muslimin.
Lễ khánh thành Masjid đã được long trọng tổ chúc từ ngày 2-3 thang12 năm 2009 T.L. nhằm ngày 15-16 tháng 12 năm 1410 Hijrah với số khách tham dự ước khoảng mười tám ngàn người trong đó, có hơn bốn ngàn người Chăm Muslim đến từ đất Campuchea láng giềng.
Masjid Jami-ul Muslimin với mô hình thiết kế độc đáo nổi bật trên nền trời Koh Kaghia từ nay sẽ là một cơ sở kiến trúc hiện đại, mang đến niềm tự hào chẳng những cho người dân Chăm Muslim Koh Kaghia đang phát triển cộng sinh với người dân Việt bao quanh, nói riêng, mà cả cho thế giới Islam trên toàn cỏi Việt Nam và cả tại các nước trên thế giới nói chung.
Trong niềm tin vào Đấng Thượng Đế Allah Toàn Tri Toàn Năng, Trang mạng Chăm Châu Đốc xin cùng chia xẻ niềm tự hào kể trên và bày tỏ lòng biết ơn sâu xa với tổ chức Hội Trăng lưởi liềm đỏ cũng như công vận động của Haji Mohammad Yusoh, cùng bà con đã hết lòng đóng góp cho dự án này được thành tựu đẹp đẻ.
Xin đặc biệt ghi nhận thiện chí đóng góp của riêng Cameraman Hosên đã quan tâm cung ứng thông tin và hình minh họa.
SUMMARY
In the presence of 18,000 participants among which 4,000 came from Campuchea, and thanks to the financial assistance of USD 147,000 of the organization “The Red Crescent” and the contribution of Muslims the world over, a solemn ceremony of inauguration of a mosque named Masjid Jami-ul Muslimin had just taken place at a small Cham Muslim locality traditionally called Koh Kaghia, i.e. Dong Ky, village of Quoc Thai, District of An Phu, Province of An Giang, South West of the Mekong Delta Region.
(an additional amount ot VND250,000,000 has to be raised to meet with the total value of the project with the original estimate of 5 billion VND).
Người Chăm Muslim lên tiếng phản bác bài viết
của tác giả Nguyễn Phúc Bửu Tập nêu lên vấn đề:
“Phải chăng khủng bố Islam đã đến biên thuỳ Việt Nam ?”
Trang mạng “Chăm Châu Đốc”xin chân thành cám ơn bậc đàn anh khả kính Chăm Muslim Dohamide, mặc dầu sức khỏe yếu kém sau thời gian trị liệu ung thư, đã sẵn lòng giúp ngay bài viết sau đây soi sáng đánh tan dư luận hoang mang về tin hỏa mù ác độc do tác giả Nguyễn Phúc Bửu Tập tung ra về “khủng bố Islam”nhằm vào cộng đồng Chăm Muslim Việt Nam.
Trong khoảng chừng hai tháng nay, cộng đồng người Chăm Muslim tức người Chăm theo đạo Islam định cư tại Hoa kỳ cũng như tại các nước khác, rất lấy làm hoang mang và lo lắng tìm cách hỏi thăm nhau sau khi được đọc hoặc nghe bàn luận về nội dung bài viết của tác giả Nguyễn Phúc Bửu Tập tựa đề “Phải chăng phong trào khủng bố Islam đã đến biên thuỳ Việt Nam?” được đăng trong mục “Diễn Đàn Chính Trị”, trang 70-72”,tập san “Văn hoá” số 135, tháng 3-4 năm 2009” (Nam California, Hoa kỳ). Họ hoang mang hỏi thăm nhau để kiểm chứng mức độ xác tín của tin “khủng bố Islam” do tác giả Nguyễn Phúc Bửu Tập nêu lên. Đồng thời, họ lo lắng vì liên quan đến sự an toàn trong cuộc sống an lành của bà con nội ngoại của họ vẫn còn sống ở bên quê nhà tại Việt Nam đang chuẩn bị đón mừng mùa Ramadan, mùa nhịn chay thiêng liêng vào ngày 22 tháng 8 năm 2009.Là một người Chăm theo đạo Islam từ khi mới ra đời, sang định cư tại Hoa kỳ, có điều kiện nghiên cứu biên khảo, tham gia sinh hoạt cộng đồng Chăm Islam từ lâu nay, và theo yêu cầu của các bậc bô lão đa số không nói rành tiếng Việt, chúng tôi thấy có trách nhiệm và bổn phận gióng lên một tiếng chuông, góp phần làm sáng tỏ vấn đề do ông Nguyễn Phúc Bửu Tập nêu lên, vốn mang rất nhiều khía cạnh sai lệch, nhiều tưởng tượng, không đúng sự thật, nếu không nói là rất nguy hại cho cộng đồng bé nhỏ người Chăm Muslim tại Việt.Nam (khoảng 60.000 người giữa tổng dân số Việt nam hiện hửu là khoảng 85 triệu) trong bối cảnh chánh trị hiện nay.
1. Về một số thuật ngữ lạ lùng
Thông thường trong cuộc trao đổi hàng ngày bằng tiếng Việt, phàm là người Muslim thì đều cảm thấy ít nhiều thiện cảm khi nghe người đối thoại mình nói đến tôn giáo mình mà dùng thuật ngữ “Islam”, vì thuật ngữ này vốn được ghi trong kinh Qur’An cổ kính của người Muslim và hảy còn rất xa lạ trong dân gian người Việt nói chung đại đa số theo Phật giáo,Thiên chúa giáo v.v. từ xưa nay đã quen gọi là “Hồi giáo” theo cách gọi du nhập từ Trung quốc. Do dó, từ “Islam” ghi trong tựa đề bài viết của ông Nguyễn Phúc Bửu Tập hấp dẫn ngay độc giả người Muslim. Nhưng liền sau đó, bà con cảm thấy ngỡ ngàng ngay tức khắc, khi đối mặt với một thuật ngữ mới là “khủng bố Islam”do tác giả gán ghép thành. Về mặt ý nghĩa, hai thuật ngữ do tác giả gán ghép như vậy, hoàn toàn không ăn khớp nhau: “khủng bố” liên hệ đến đổ máu, đến chết chóc, trong khi Islam là tên gọi một tôn giáo tôn thờ Đấng Thượng Đế Duy Nhứt là Allah Toàn Tri Toàn Năng, bao giờ cũng gợi lên căn ngữ “salam” trong tiếng A Rạp có nghĩa là An bình.Tuy nhiên, giới am tường có tìm hiểu cặn kẽ và liên tục, đều nhận thấy rõ, sự gán ghép thuật ngữ như trên của ông Nguyễn Phúc Bửu Tập tuy mới lạ, thật ra chỉ biểu tỏ phong cách rập khuôn (stereotype) mù quáng, theo cách nhìn qua khung cửa sổ định kiến qua giới truyền thông phương Tây nhứt là sau biến cố 9/11 ở New York làm mất mạng oan uổng mấy ngàn người vô tội mà thôi. Thảm trạng này đã làm người Mỹ cùng các dân tộc trên thế giới đau lòng, căm hờn và lên án. Nhưng trong số những người đau lòng và căm hờn này, cần bình tâm và khách quan xác định, có cả người Muslim nữa, bởi lẽ, như trên đã ghi, Islam vốn là một tôn giáo đặt trên cơ sở giáo lý an bình chớ không phải chủ trương giết người và các hành vi “khủng bố” thực sự là do các nhóm thiểu số người Muslim quá khích cực đoan phải đương đầu với những những vấn đề chánh trị riêng biệt của từng nước một của họ. Rất tiếc, nguyên lý này theo thời gian, đã bị che mờ đi trước hết, do cách loan tin của giới truyền thông phần lớn nặng về mục tiêu thu hút tính hiếu kỳ của quần chúng; hể có gì liên hệ đến “khủng bố” thì giới truyền thông gán ghép ngay nhản hiệu chung là “quân Hồi giáo”, trong khi đó, sự kiện không chút liên hệ với người dân bình thường theo đạo Islam ở từng quốc gia khác biệt.Bên cạnh đó, các nhóm áp lực gốc Do Thái vốn nắm giữ một thế lực quan trọng trong chánh trường Mỹ, đã nhân cơ hội đổ thêm dầu vào lửa qua hệ thống vận động hậu trường (lobby) thực sự là do vị thế đối nghịch truyền kiếp của nước Do Thái trong địa bàn Trung Đông, cụ thể là Palestine, mà đa số là người dân gốc A Rạp. Từ đó, hành động “khủng bố” của thiểu số người A Rạp Muslim lần hồi được công luận phương Tây, trong phương cách diễn dịch các sự kiện, gộp luôn chung vào thuật ngữ “Islam”, vô tình trợ giúp bọn “Hồi giáo cực đoan” chính thức hoá chính nghĩa đấu tranh của họ, xách động lan ra trên bình diện toàn cầu, gây thành kiến sai lạc và rất nguy hại về tôn giáo Islamnói chung, mà đại đa số tín đồ bản chất rất “an bình” trên con đừờng hành đạo, nên rất đau lòng vì các hành vi và tai tiếng khủng bố trong công luận phương Tây. Mặt khác, ở bên kia trời Trung Đông, thiểu số người A Rạp Muslim cực đoan và hiếu chiến, điển hình là trường hợp Osama bin Laden, từ những tranh chấp cục bộ chống Do Thái và phương Tây nói chung tại đất nước mình là A Rạp Sau Đi và Palestine, đã xây dựng chính nghĩa đấu tranh của mình trên tinh thần Islam, và cụ thể hơn, đã lợi dụng tình hình chánh trị ở Pakistan và Afghanistan để tổ chúc thực hiện hành động khủng bố tại vài nước trên thế giới.Trước thảm trạng kể trên, các tổ chức Islam chân chính trên thế giới nhứt là Tổ chức Islam Bắc Mỹ đã bao nhiêu lần lên tiếng, xác định Islam là tôn giáo bản chất an bình. Trong tình hình đó, và để nối kết tình giao hảo thân thiện, cựu Tổng Thống Hoa kỳ George W. Bush mỗi năm hồi còn tại chức, đều có mời đại diện các tổ chức Islam Hoa kỳ vào Toà Bạch ốc cùng dùng bửa ăn xả chay tượng trưng vào mùa nhịn chay Ramađan truyền thống của người Muslim trên thế giới.Đến phiên tân Tổng Thống Hoa kỳ Barack Obama, nhận thức rõ đầu mối vấn đề trên toàn cảnh huống, trong chuyến du hành sang Trung Đông vừa qua, cũng đã sáng suốt chánh thức tuyên bố “Hoa kỳ không phải là kẻ thù của Islam.”Từ sự gán ghép thuật ngữ “khủng bố Islam”, trong quá trình triển khai đề tài, ông Nguyễn Phúc Bửu Tập đã tiến thêm bước nữa với sáng kiến chế tác thêm một thuật ngữ tân kỳ khác nữa là “đạo Hồi Islam”(!) làm tên gọi tôn giáo Islam. Phải thành thật công nhận rằng đây là một sáng kiến mang tính lố bịch độc ác không thể có, nếu là một tác giả chân chính, biết tôn kính một tôn giáo khác vốn không phải là tôn giáo của bản thân mình.
2. Những sự diễn dịch sai lệch về Islam
2.1. Ông Nguyễn Phúc Bửu Tập đã muốn giúp cho “người đọc bận rộn không có thòi giờ tra cứu”, - xin cám ơn !- để “nhắc lại trong vài câu” nhưng đã nhắc tầm bậy:
- “Đạo Hồi do Mohammet, đấng giáo chủ, sáng lập vào đầu thế kỷ thứ bảy, phía tây Ai cập”. Sự thực, đạo Islam không phải do Đức Muhammad “sáng lập”, bởi lẽ theo đức tin trong sáng của người Muslim, Islam có ý nghĩa là “thần phục và tôn thờ Allah, Đấng Thượng Đế Duy Nhứt của toàn vũ trụ và loài người”, đã hiện có từ thời Nabi AĐam, thuỷ tổ của loài người, bắt đầu mối tương giao giữa loài người và Đấng Tạo Hoá được xác lập. Còn Thiên sứ Muhammad là vị Thiên sứ cuối cùng đã xuất hiện với Thông Điệp toàn hảo của Allah là Thiên kinh Qur’An.- Ông Nguyễn Phúc Bửu Tập đã gọi Đức Muhammad là “ nhà tiên tri”. Đây là một cách gọi hoàn toàn sai lệch, dịch từ từ ngữ Anh Mỹ “Prophet” hoặc từ ngữ Pháp “Prophete” vốn không trung thực đối với chức năng chánh thúc của Thiên sứ Muhammad. Trong giáo lý Islam, Đức Muhammad là Rasulullah, là một Đấng được Thượng Đế Allah chọn cử thi hành sứ mạng truyền chuyển cho nhân loại nội dung Thiên kinh Qur’An, cần được hiểu theo Islam, chính là Lời Phán Truyền trực tiếp của Thượng Đế Allah đã được Thiên Thần Jibrael truyền chuyển lại.
2.2 Các giáo phái Islam
Qua trình bày, tác giả Nguyễn Phúc Bửu Tập, với lối hành văn tuy mang tính khẳng định, nhưng thực sư, mức độ hiểu biết tỏ ra rất mơ hồ. Quả thật, trong lịch sử, sau khi Đấng Thiên sứ Muhammad qua đời, Đại Cộng đồng Islam (Ummah) đã bị phân hoá thành hai giáo phái chánh yếu là Sunnah và Shi’ah, nhưng căn bản giáo lý vẫn được đặt trên cơ sở Thiên Kinh Qur’An bất di bất dịch.
- Giáo phái Shi’ah theo hệ lãnh đạo dòng tộc, dựa vào ái nữ Thiên sứ, được triển khai lan rộng trong vùng Iraq, Iran hiện nay.
- Giáo phái Sunnah đã được tế phân thành bốn Trường phái (madhahab) chính dưới quyền 4 vị gọi là Imam, triển khai ở 4 vùng địa lý khác biệt: 1) Trường phái Imam Shafi’y, vùng Ai Cập; 2) Trường phái Imam Maliky, vùng Bắc Phi; 3) trường phái Imam Hanbaly, vùng A Rạp nay thuộc vương quốc Sau Đi; 4) Trường phái Imam Hanafy, vùng Ấn Độ-Pakistan.
Trên đường phát triển, các cộng đồng Muslim vùng Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Malaysia, Campuchea, Thái Lan, Indonesia…ngày nay, đại đa số người Muslim theo Trường phái Imam Shafi’y. Còn các chi phái bảo căn (fundamentalism) mà ông Nguyễn Phúc Bửu Tập dịch là phái “toàn thống Islam tân tiến” theo góc nhìn của phương Tây, cũng như al-qoeda, là những phong trào chánh trị, chỉ xuất hiện sau này, không chánh thức tạo thành các giáo phái căn bản của tôn giáo Islam.Như vậy, Imam từ nguyên khởi là một chức sắc đứng đầu các Trường phái (madhahab). Xuống đến cấp địa phương tổ chức thành các cộng đồng tương đương với cấp “họ đạo” bên công giáo) thì các lễ nguyện tập thể được một vị cũng gọi là Imam đứng chủ lễ, còn vị đứng trên bục thuyết giảng trong lễ nguyện ngày thứ sáu hay một vài lễ nguyện tập thể, chẳng hạn như Eid hàng năm,…thì là Khotip. Chúng tôi không tìm đâu ra một chức sắc nào gọi là “ Inman” như ông Nguyễn Phúc Bửu Tập ghi nhận, nói là “thầy chủ tế” hết cả. Islam, trên nguyên tắc, không có thầy tu hay giáo sĩ chuyên nghiệp và trong lễ nguyện, không có nghiệp vụ “chủ tế”. Trong cộng đồng Chăm Islam tại Việt Nam, Islam không có tổ chức Giáo Hội chung cho cả nước và cho cả thế giới. Do đó, các chức vụ kể trên được chọn cử theo truyền thống địa phương, người các địa phương khác khó mà lọt vào được thì làm sao mà các “Inman” của ông Nguyễn Phúc Bửu Tập, từ nước ngoài.xâm nhập dễ dàng được?!
Ông Nguyễn phúc bửu Tập cũng nhắc đến các nhóm Tabligh, vốn xuất phát từ Ấn Độ, thực sự chỉ là những nhóm truyền giáo đơn lẽ được hình thành theo tinh thần thiện nguyện, đi tiếp xúc các địa phương, không phải là những chi phái Islam như ông Nguyễn Phúc Bửu Tập tưởng tượng và phóng đại gán cho vai trò gây rối xã hội.
2.3 Về các “madrasah”
Ông Nguyễn Phúc Bửu Tập ghi là “madrassa” thực sự, vốn là một gian nhà, theo truyền thống, luôn luôn được xây bên cạnh ngôi giáo đường gọi là “masjid”. Các lễ nguyện được cử hành trong masjid, còn gian madrasah thì được dùng làm lớp học dạy trẻ em trong cộng đồng học đọc Thiên kinh Qur’An bằng chữ A Rạp cùng các kinh sách Islam khác. Việc phát triển hoạt động các madrasah này thành những trung tâm tuyên truyền về chủ trương chánh trị cực đoan như ông Nguyễn Phúc Bửu Tập ghi nhận từ thời điểm nhóm Taliban (có nghĩa là các học sinh sinh viên) xuất hiện và ngày càng lớn mạnh, chủ trương cực đoan, chống phương Tây, thì đó là điểm đặc thù của tình hình chánh trị ỏ Pakistan và Afghanistan. Trong giai đoạn chống sự chiếm đóng của Liên Xô Cọng sản, các nhóm Taliban này đã một thời được Hoa kỳ yểm trợ. Các madrasah của các cộng đồng Chăm Muslim ở Việt nam ngày nay vẫn tiếp tục hành đạo và sinh hoạt văn hóa xã hội theo truyền thống lâu đời của cha ông, không dính líu gì đến chánh trị hết cả. Điều tai hại trong lập luận của ông Nguyễn Phúc Bửu Tập nêu lên trong bài viết về mối hiểm hoạ “khủng bố Islam” đã không dựa vào cuộc tìm hiểu thực tế nào hết, nên hoàn toàn vô căn cứ và có ác ý rõ rệt. Ông đã tỏ ra không có chút hiểu biết trung thực nào cả về cộng đồng người Chăm Islam tại Việt Nam, nhưng trong bài viết, đã ngang nhiên tỏ ra ta đây hiểu biết chuyên sâu bằng cách tung hỏa mù bịa đặt ra “đại phong trào khủng bố Islam” trong tưởng tượng, nhập nhằng gán ghép các khoản viện trợ của các nước Islam như A Rạp Sau Đi, Kuwait, Qatar, v.v… chung vào nước láng giềng Campuchea mà không nói gì đến bối cảnh chánh trị đặc thù ở Campuchea hoàn toàn khác hẳn Việt Nam.Tại Campuchea, dân số người Chăm Muslim lên đến 450.000 người sau khi bị nhóm Khmer đỏ giết hại, nên cơ cấu tổ chức nhà nước về sau có dành cho cộng đồng Chăm Muslim những chức vụ chánh trị như Thượng nghị sĩ, Dân biểu, có thế lực trong sinh hoạt chánh trị quốc gia. Trong thành phần Chánh phủ Hun Sên hiện nay, có chức vụ Bộ trưởng chuyên trách Islam phối hợp với vị Mufty đứng đầu cộng đồng Chăm. Tại Việt Nam, dân số dân tộc Chăm nói chung được ước khoảng 143.000, trong số chỉ có khoảng 60.000 người Chăm theo Islam chánh thống, đa số sống ở vùng Tây Nam đồng bằng sông Cửu Long chớ không phải ở miền Trung Việt Nam. Với dân số 60.000 người thì làm gì có đến 150.000 người Chăm Muslim Việt tỵ nạn bên Campuchea đây?Về mặt quản trị trong giao dịch với chánh quyền, cộng đồng Chăm Muslim tại Việt Nam có tổ chức “Ban Đại diện Hồi giáo Thành Phố HCM” (Saigon), “Ban Đại Diện Hồi giáo tỉnh An Giang”, “Ban Đại Diện Hồi Giáo tỉnh Tây Ninh”, nằm trong hệ thống Ban Tôn Giáo của Đảng và nhà nước CS. Tại tỉnh Ninh Thuận, có 4 giáo đường Islam, Văn Lâm, Nho Lâm, An Nhơn, Phước nhơn sinh hoạt độc lập, chưa có tổ chức Ban Đại Diện cấp Tỉnh.Trong cấu trúc quản trị này, mọi tiếp xúc cũng như các dự án trợ giúp của các nguồn tài chánh Islam nước ngoài từ A Rạp Sau Đi, đến Kuwait, Qatar, dù là tư nhân thiện nguyện hay chánh phủ, v.v…đều phải an toàn thông qua hệ thống chánh thức kể trên. Do đó, ông Nguyễn phúc Bửu Tập cần an tâm và dứt khoát dẹp dùm nghi vấn “đại khủng bố Islam” do ý hướng hoang tưởng của ông. Ngoại trừ ông có dụng tâm riêng, theo bè nhóm chánh trị thù địch không trong sáng nào đó không muốn cộng đồng Chăm Muslim chân chính Việt Nam phát triển và tồn tại. Sự thách đố mà ông đã nêu lên “liệu đỉnh cao trí tuệ” con cháu “Bác” có đủ khôn khéo giải quyết vấn đề tránh một cuộc phiêu lưu người Chăm Việt Nam tham gia phong trào Đại khủng bố Islam Terrorism hay không?” thực sự chỉ có tác dụng thách thức thiển cận, có thể được vận dụng thành bàn đạp gây khổ cho bà con ruột thịt Chăm Muslim chúng tôi, bản chất mộc mạc đang sống an lành ở các thôn ấp bên quê nhà, trong bối cảnh chính trị hiện nay.Sau cùng, ông có tự xét khiếm khuyết trong việc đã không tham khảo thông tin với Ông Po Dharma và tập đoàn Champaka của ông đặt cơ sở tại Pháp, đang vận động phát triển cơ sở xách động dân tâm bằng cách khơi động hận thù giữa người Chàm và Việt trong lịch sử. Chúng tôi xin xác định, thật là một sai lầm vĩ đại nếu ông bám lấy Ông Dharma và tập đoàn Champaka, trong tìm hiểu về Chăm Muslim tại Việt Nam, bởi lẽ Islam chỉ tôn thờ một Đấng Tạo hoá mà người Chăm gọi là Pô; người Chăm Muslim chúng tôi không tôn thờ một Pô do con người thần linh hoá tại các đền tháp. Qua phong cách và chủ trương chánh trị hoạt đầu được che dấu dưới bình phong văn hoá dân tộc Champa, Ông Dharma không phải là một kẻ đồng hành với người Chăm Muslim chính thống chúng tôi trên bước đường phấn đấu ngõ hầu được sống cộng sinh trong xã hội Việt Nam hay tại hải ngoại với cộng đồng Việt.Dohamide
Orange, Nam California, Hoa kỳ
6/8/2009Summary The Cham Chau Doc Website wishes to extend the thankfulness to Brother Dohamide, the respected Cham Muslim elder who, despite the still poor conditions of his health following the cancer treatment, has contributed this article to categorically refute the false and ill-intentioned label of “Islam terrorism threat” as carelessly directed to the Cham Muslim communities in Viet Nam, by Nguyen Phuc Buu Tap in the Van Hoa Magazine in South California, U.S.A. without referring to any accurate proof or reliable data.Brother Dohamide has seized this opportunity to point out the ignorance of the writer on the issue by the bad initiative of fabrication of the strange and unacceptable used terms such as “terrorism Islam”, “Hồi Islam”, “Inman”, etc…
TOMBS AT THE TWO ISLAMIC COMMUNITY CEMETARIES OF HOA HUNG AND GO VAP (SAIGON) MUST BE EXHUMATED AND MOVED AWAY
According to the development projects as planned by the authorities of the HCM City (Saigon), the two Islamic Community cemeteries of Hoa Hung and Go Vap must be moved away to be relocated somewhere in the suburbs.Since the exhumation of tombs, in principles, is not included in the traditional practices of Islam, the process of inquiries and negotiation between the parties concerned had been prolonged for a few years, but now, it is time for the implementation measures.Actually, the Jama’ah of Masjidir Rahim which had been taking care of Hòa Hưng Cemetary, Insha Allah, had managed to complete all the exhumation works.Now, comes the turn of the Go Vap Cemetary. As it has been well known by everybody, the Go Vap cemetery was established in the 1960’s by the Viet Nam Cham Muslim Association (Hiep Hoi Cham Hoi Giao Viet Nam) which was no longer active since 1975. It is for the time being under the jurisdiction of The Board of Islamic Representatives (Ban Dai Diên Hồi Giáo) of HCM/City. According to the information we received from back home, the moving process of the Go Vap Cemetary must be completed in the latest by the end of this year of 2009. The information on the above decision as issued by the local authorities of HCM/City has to be spread out widely among the Cham Muslim Communities abroad so that brothers and sisters-in Islam who have relatives buried in this cemetery may take care of the exhumation works on time. Unfortunately, there are also, in reality, tombs without relatives to take care of or with relatives of poor living conditions. These tombs actually need the assistance of brothers and sisters-in-Islam concerned. It is the Islamic moral responsibility of everybody to provide their available part of contribution to this community work.Allahu Akbar.Cham Chaudoc Website
July 12, 2009
CÁC MỘ PHẦN TẠI NGHĨA TRANG HOÀ HƯNG VÀ GÒ VẤP CỦA CỘNG ĐỒNG ISLAM. SAIGON, PHẢI ĐƯỢC BỐC VÀ DI DỜI
Theo các dự án phát triển theo quy hoạch của nhà cầm quyền Thành Phố HCM (Saigon), hai nghĩa địa Hoà Hưng và Gò Vấp, Cộng Đồng Islam, phải được di dời để được chôn cất trở lại ở ngoại ô.Do việc quật mồ, trên nguyên tắc, không bao gồm trong các cách làm truyền thống của Islam, quá trình tìm hiểu và thương lượng giữa các bên có liên quan đã kéo dài từ vài năm qua, nhưng nay thì đã đến thời điểm phải thi hànhThực tế Jam’ah Masjid Rahim từ buổi đầu đã chăm sóc Nghĩa trang Hoà Hưng, Insha Allah, đã xoay sở hoàn tất các công tác quật mồ cho Nghĩa trang này.Nay, đã đến lượt Nghĩa trang Gò Vấp. Như mọi người đều rõ, Nghĩa trang Gò Vấp đã được Hiệp Hội Chàm Hồi Giáo Việt Nam thiết lập từ thập niên 1960. Hiệp Hội này đã không còn hoạt động nữa từ năm 1975. Ngày nay, thuộc quyền quản nhiệm của Ban Đại Diện Hồi Giáo TP/HCM.Theo thông tin chúng tôi nhận được từ bên nhà, công tác di dời Nghĩa trang Gò Vấp phải đưọc hoàn tất trể nhứt là vào cuối năm 2009.Thông tin về quyết định kể trên của nhà cầm quyền Thành Phố HCM, phải được quảng bá rộng rải trong các Cộng đồng Chăm Muslim hải ngoại, để quý đồng đạo Islam nào có thân nhân chôn cất tại nghĩa trang này có thể xúc tiến kịp thời công tác khai quật.Trên thực tế, còn có những ngôi mộ không có thân nhân, hoặc có thân nhân nhưng lại đang sống trong nghèo túng. Các ngôi mộ này cần sự giúp đỡ của anh chị em cô bác Muslim. Đây là trách nhiệm đạo đức của mọi người để cung ứng góp phần có thể có của mình trong công tác cộng đồng.Allahu Akbar.Trang nhà ChamChaudoc.com
12 tháng 7 năm 2009