bis

 

BANGSA CHĂM- DÂN TỘC CHĂM

 

logo
1. Tiểu sử Mufty al Haji Umar Aly | 2. Cố Haji Al Haji Ismael Fickry | 3. Cố Hakim Al Hj Mohammad Ydres

 

Chúng tôi mượn  trang mạng này lần lượt giới thiệu những vị đã có công gầy dựng và bảo tồn ugama Islam và bangsa Chămpa cho cộng đồng người Chăm Châu đốc. Sự hiện hữu của người Chăm có nguồn gốc Châu đốc mang một sắc thái riêng biệt đã ghi dấu một quá trình tranh đấu để thích ứng mọi trở ngại. Chúng tôi làm việc này không ngoài tỏ lòng tri ân của hậu thế đối với những bậc tiền nhân, cũng như những lời nhắc nhở các thế hệ sau luôn nhớ đến công ơn mà những bậc tiền nhân lưu lại cho chúng ta.

 

HỒI TƯỞNG VỀ CỐ MUFTY AL HJ UMAR ALY

 

(Sưu tầm trong Bangsa Champa, September 2002 )
 
Mufty là tước vị lãnh dạo tôn giáo cổ truyền trong các cộng dồng Muslim trên thế giới. Riêng tại Việt Nam thì dịnh chế Mufty chỉ mới thiết lập từ thập niên 1950 của dương lịch, do các vị Giáo cả ( gọi là Ha-kêm ) lãnh dạo tinh thần tôn giáo từng làng, xã suy tôn không ấn dịnh ở nhiệm kỳ cố dịnh, hầu dại diện cho các vị Ha-kêm trong những sinh hoạt tôn giáo tại các Jama'Ah và cũng tiêu biểu cho những tiếng nói chung của tín hữu dể giao dịch với các tôn giáo bạn và xã hội bên ngoài.
Trong trang mạng lần nầy, chúng tôi xin lượt thuật sơ qua về sự nghiệp cũng như gia thế và những nét sinh hoạt về tôn giáo của Cố Mufty Al Hj UMAR ALY:
 
Cố Mufty Ha-kêm Omarly, tên thật là Umar Aly sanh năm 1898 tại xã Châu Giang, Tỉnh Châu Đốc. Con Ông Hj Ismael và Bà Hjj Aminah, khi tròn 4 tuổi, ông đã mồ côi cha, Gồm có 3 anh, em:- Anh Cả tên là Yahya, anh Kế là Trohir và anh Tư chính là Ông, tất cả được sự chăm sóc và nuôi dưỡng bởi mẹ.
 
Đến năm 1936, ông lập gia dình, vợ ông tên là Hjj Hanifeh trong suốt thời gian sống chung, hạ sinh dược 6 người con:- Ha kêm Masales Moly, Hjj Zay Nap, Hjj Zakigiah, Hjj Fausigiah, Solayman Moly và Azhari Moly.
 
Năm 1914, ông rời quê nhà để tìm hiểu về tôn giáo Islam tại La Meque ( Arab Saudi) bằng đường thủy từ bến Nhà Rồng ( Sài Gòn ) xuyên qua các chặng: Singapore, Indian, Adan ( Yemen ), Yudah ( Arab Saudi ) thời gian hằng hải phải mất trên 3 tháng. Đến năm 1931, trở về bản xứ dược Ban Hội Tề xã Châu Giang, Tỉnh Châu Dốc bổ nhiệm cho giãng dạy về giáo lý Islam. Dến măm 1935, dược các dạo hữu tín nhiệm bầu cho chức vụ Ha Kêm ( Giáo Cả ) tại Jama' Ah xã Châu Giang. Nhân uy tín nầy, cọng thêm sự hiểu biết khá nhiều về tôn giáo Islam thời dấy, ông bắt dầu hướng dẩn tín hữu miền Nam Phần giao thiệp với những bà con cùng dân tộc Chăm tại miền Trung Nam Phần, qua trung gian giới thiệu của Hiệp Hội Chàm Hồi Giáo Việt Nam dể trau dồi về tín ngưỡng Islam và phát triển dến ngày hôm nay.
 
Năm 1966, ông dược tất cả các vị lãnh đạo Ha Kêm (Giáo Cả) thuộc 7 xã:- Châu Phong, Châu Giang, Phum Soài, Khánh Hòa, Đa Phước, Nhơn Hội và Khánh Hội suy tôn chức vị Mufty (Đại diện cho các vị Ha Kêm ) các xã nói trên dặc trách về tôn giáo Islam giao thiệp với mọi tấng lớp xã hội bên ngoài.
 
Đến năm 1978, ông từ trần hưởng thọ 75 tuổi. Trong suốt thời gian dóng góp công sức phục vụ tôn giáo, ông dã tạo được nhiều thành công trên bước đường doàn kết giữa các cộng đồng Muslim, tôn giáo Islam vững chắc, hòa nhã với tất cả dạo hữu Muslim trong và ngoài nước. Với bản tính hiền hòa và hiếu khách, hiểu nhiều về giáo lý Islam, ông đã in sâu vào lòng của mỗi người, trong nổi lòng trân quý và vô cùng thương kính.
 
San Francisco, 8/15/2009.

 

top

 


CỐ MUFTY TUANAL HAJI ISMAEL FICKRY !

 

( Trích trong Nguyệt San Bangsa Champa, 2001 )
Sưu tầm: Jimmy Trần. 


Vào trung tuần tháng 07 của năm 2001 vừa qua, một tin buồn đã được loan truyền nhanh chóng và sâu rộng trong các cộng đồng Chăm Muslim Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang dến thành phố Sài Gòn, về sự Tuan Mufty Al Haji Ismael Fickry, một chức sắc đứng đầu cộng đồng dã mãn phần. Lể an táng đã diễn ra ngày hôm sau theo nghi thức trang nghiêm, nhưng đơn giản tại quê nhà ở Ấp Phum Soài, Xã Châu Phong, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang, miền Nam Việt Nam, với sự hiện điện của đông đủ các Hakim địa phương.         
 
Qua điện thoại, tin buồn sâu đậm trên nhanh chóng được chuyển đến các cộng đồng Chăm Muslim tại Hoa Kỳ, gây nên một không khí u buồn, vừa tiếc thương và chung nhau đọc kinh nguyện cầu Allah (swt) ban nhiều Phước Ân dến vị lãnh đạo khả kính vừa nằm xuống. Ở độ 90 tuổi, sức khõe của cố tuan Mufty Haji Ismael Fickry trong những tháng sau cùng đã kém kiệt hẳn, và những ai đã được gặp Tuan Mufty đều nghĩ ngay rằng chắc không còn bao lâu là người phải qua đời ! Có một điều bâng khuâng chung là không biết rồi đây vấn đề suy cử người kế vị Mufty trong tương lai như thế nào ?
 
Tuan Mufty Haji Ismael Fickry là một người hiền hòa, có năng khiếu văn thi, đã lưu lại những bài hát bằng tiếng Chăm (Ta-ko) Chăm, mang những nội dung sâu sắc, thâm trầm qua những âm điệu bi ai dược mọi tầng lớp Chăm Muslim trong nhân gian ai cũng ưa thích ! Là vị Mufty thứ hai kế vị Mufty Tuan Haji Omar Aly đã từ trần vào năm 1978 tại Sài Gòn.                                                                                    

Tưởng nên nhắc lại, chức vị Mufty là chức vị lãnh đạo cổ truyền của các cộng đồng Muslim trên thế giới, chứ không riêng ở quê hương mình dã tưởng ! Riêng tại quê hương mình thì định chế Mufty chỉ mới hình thành vào thập niên 1950 mà thôi ! Do sự thống nhất của các vị Giáo Cả ( Hakim ) lãnh đạo từng làng, xã suy tôn mà không ấn định ơ nhiệm kỳ cũng như thời gian, để điều hành cơ chế sinh hoạt tôn giáo, xã hội và nhân sinh trong các cộng đồng Chăm Muslim tại các địa phương...Về mặt ngoại giao, Mufty cũng là vị đại diện nhất bậc tiêu biểu cho tiếng nói chung cho những vị chức sắc Hakim và con dân Chăm Muslim các dịa phương để giao hảo với cộng đồng Muslim thế giới và các tôn giáo bạn trong xã hội như trong một quốc gia.                                                                                                                           
 
Cố Mufty Tuan Haji Ismael Fickry từ thuở còn thư sinh, đã được gia đình đưa sang học đạo nhiều năm tại Kalantan ( Mã Lai-Á ) vào thập niên 1930 dến 1940, trong thời kỳ mà các làng, xã người Chăm Muslim ở Châu Đốc đang sống trong sự khép kín, ít mở ngõ với xã hội người Kinh chung quanh. nên đa số ít theo trường Việt ngữ cho nên không rành phát âm tiếng nói Việt!                                                        
 
Mufty Tuan Haji Ismael Fickry dã ra đi, vô hình dung cho dến bấy giờ đã để lại một lổ hỏng to lớn, rất hiếm để tìm ra một vị thừa kế thứ ba có đủ về phẩm, lượng cùng đạo hạnh về giáo lý hanh thông Islam hầu hướng dẩn con dân Muslim tại quê hương trên con đường đạo lý phục vụ và làm đẹp cuộc đời ! Đây cũng là một vấn dề trọng yếu và cũng là một vấn đề khó khăn chung cho người Chăm Muslim tại Hoa Kỳ, các nước cũng như chính tại quê hương dấu yêu của mình !
 

Hy vọng và cũng là một nổi niềm khao khát trong dân gian của người Chăm Muslim ở mọi nơi trên thế giới cầu xin Allah (swt) độ lượng, xót thương và rất mong ở những sự chiếu cố của chính quyền ở quê hương và bà con Chăm Muslim có một cơ hội suy cử một vị Mufty kế tiếp thì: Tôn Giáo Islam, sự sinh hoạt cộng đồng của mình chắc chắn có niềm khởi sắc và xã hội ngày càng phát triển trong An Bình, Hạnh Phúc, và đây cũng là một việc mà Allah (swt), Thiên sứ Muhammad (saw) cũng như hằng ngàn năm...cho đến bấy giờ tất cả tín hữu chúng ta luôn luôn đươc nghe, học ở những điều truyền giảng qua kinh sách ( Thiên Kinh ) Qur'an. Nguyện cầu Allah (swt) cũng như Thiên sứ Muhammad (saw) phù trợ cho con dân Chăm Muslim của ngài       

top


CỐ HAKIM AL HJ MOHAMMAD YDRES

 

Jimmy Trần

trích trong Nguyệt San Bangsa Champa/2003

 

    Cố Hakim Hj Mohammad Ydres, sanh năm 1911 tại Play Mat-Chruk, Xã Châu Giang, Châu Dốc, Tỉnh An Giang ( Việt Nam ).

    Năm 1919, bắt dầu di học Arab ngữ và Thiên kinh Qur'an với Tuan Hj Ahmath,

    Năm 1925, di Phum Trea (Cambot ) theo học lớp giáo lý Islam:- Asubudin và Fikoh, là học trò của Tuan Osman.

    Năm 1928, dến Thailand (Stoni) theo học tiếp về Nahu và Saroh với các Tuan: Hj Wanh Mohammad Ydres...

    Năm 1930, dến Malaysia (Kelantan) tại Masjidil Muhammadiyah cũng theo học hukum Islam với các Tuan: Datok Kanali, Datok Hj Musa và Hj Wanh Doth ( Khatib ).

    Năm 1936, di Mecca (Arab Saudi) thực hiện chức sắc Hadji và lưu lại tại dây theo học tiếp giáo lý Islam.

    Năm 1938, trở về quê hương vì thân phụ là Hakim Al Hj Sulayman lâm trọng bệnh và qua dời.

    Năm 1951, do sự yêu cầu của các tín hữu dịa phương, Datok Saykhul Islam dã tiến cử ông dảm nhiệm chức sắc Hakim lãnh dạo và quản trị Jama'Ah Mubarak ở Châu Giang.

    Dến ngày 15 tháng 01 năm 2003, ông lâm trọng bệnh mà qua dời hưởng thọ 92 tuổi và an táng tại Châu Giang.

    Trong suốt thời gian phục vụ, cố Hakim Hj Mohammad Ydres rất khiêm tốn, hiền hòa dã tỏ ra một bậc uyên bác về giáo lý Islam phụng sự cộng dồng Chăm Muslim không nệ hà mọi khó khăn và thử thách miễn sao tạo dựng sự thành công trong công cuộc tạo dựng và phát triển không ngừng về tôn giáo Islam tại dịa phương, giao lưu trên tình doàn kết anh em Muslim trong và ngoài nước.

    Tài liệu nầy sở dĩ chúng tôi có dược cũng nhờ vào sự cung cấp nhiệt thành của Hj Abdul Karim cũng là con trai út của cố Hj Hakim Mohammad Ydres hiện dịnh cư tại bang Seatle (W.A) Hoa Kỳ.

    Và sau dây là một bài viết của nhà báo Hoàng Lan tại quê nhà dã phỏng vấn Hakim Hj Mohammad Ydres về Masjid Mubarak không lâu trước khi ông từ trần:

    Mô hình do Hakim và Na-ếp Hakim dề ra, Masjid Mubarak là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, lể hội của người Chăm ở Châu Giang là một di tích văn hóa, kiến trúc có nguồn gốc từ năm 1750. Masjid nầy  do Hj Mohammad Ydres phác thảo cải tiến kiến trúc sau khi ông du học tại Mã lai Á trở về. Ông nói:- Tôi không tường tận công việc kiến trúc, nhưng cứ vẽ ra. Hồi dó, cậy nhờ Ty Kiến Thiết Xây Dựng ...không ai hình dung Lể Chek Patau ( Lể dặt viên dá dầu tiên ) khởi công xây cất Masjid Mubarak như thế nào cả, vì lúc ấy chỉ là nơi bằng tre-lá dùng dể hành lể. Nhưng di tích cổ ấy còn nguyên, những phiến dá den nhánh có ghi năm 1750 ( 1170 lịch Hijrah ). Qua bốn lần tái xây dựng ngôi Masjid Mubarak trở nên lộng lẩy trên vùng dất cũng là xóm làng sinh cư của người Chăm có tên gọi là Châu Giang, dù nghèo khó cũng xây dựng dược một Masjid. Người Chăm da số theo tôn giáo Islam, tin vào Dấng Allah (swt) và Thiên sứ Mohammad (saw), mỗi Masjid của họ dều có sắc nét riêng như: Masjid NekMah ( Châu Phong )... Nhưng nơi nào cũng có vẽ vừa gần gủi vừa tôn nghiêm. Ở dó, Kalimah-Sahadah, Sambah Yang, Hành Lể Ramadan, Roya Fitr, Roya Hadji...

    Cái hay của Châu Giang không chỉ là gìn giữ các di tích mà luôn luôn bảo quản những công trình kiến tạo dộc dáo dược xếp vào di tích lịch sử ở vùng châu thổ nầy.

 

top