Home | Ugama | Bangsa | About Us | Contact |
Prayer Times For 6 Million Cities Worldwide
Country:
Mùa Nhịn Chay Tháng Ramadan
Hướng Dẫn Sức Khỏe cho Tháng Ramadan
LAYLATUL-QADR
 

LAYLATUL-QADR
ÐÊM THÁNH VÔ CÙNG
VÀO CUỐI THÁNG NHỊN CHAY RAMADAN
                                                  
                                                     Do Hamide

Qodar
                                                                 

Như đã ghi nhận, tháng nhịn chay Ramadan là tháng thiêng liêng, tháng tràn đầy Ân Phước của Allah Subha nahu wa Ta’Ala, Ðấng Tạo hóa Toàn tri Toàn năng của vũ trụ và loài người. Sinh hoạt nhịn chay, lễ thức xướng đọc Thiên kinh Qur;An và cầu nguyện thực hiện trong tháng Ramadan mang đến cho mọi người Muslim các Ân sủng và Ân Phước của Allah, ngoài ra, còn tạo cơ hội cho người Muslim cùng tri ân Allah và kính dâng lên Allah sự tôn thờ và lòng mộ đạo ngay chính.

Ðặc biệt, chiếu theo Surah 2:185 và Surah 97 Thiên kinh Qur’An, có một sự kiện  mà mọi người Muslim cần khắc ghi vào tâm nảo là chính vào một đêm trong tháng nhịn chay Ramadan, nõi dung Thiên kinh Qur’An, qua trung gian của Thiên Thần Jibroel, đã bắt đầu được mặc khải (wahy) cho Nabi Muhammad (SAW). Thiên kinh Qur;An chính là Lời Phán truyền của Allah Subhanahu wa Ta’Ala, là Thông điệp hoàn chỉnh, chứa đựng  đầy đủ hướng chỉ đạo người Muslim phải tuân phục trong cuộc sống tâm linh
cùng  các khía cạnh v ăn h óa, xã hội, kinh tế, chánh trị của đời thường.

Ðịa điểm diễn ra sự việc vĩ đại khôn cùng này là tại hang núi Hira, trong vùng Thánh địa Makkah, thuộc nước A Rạp Sau Ði ngày nay. Ðêm Nabi Muhammad (SAW) tiếp nhận Thiên khải này được mệnh danh là Ðêm Qadr, (trong dân gian Cộng đồng Chăm Muslim Châu Ðốc, phát âm là Qodor), đánh dấu một khởi đầu mới cho nhân loại, khai sáng kỷ nguyên của Thiên kinh Qur;An, soi đường và dẩn dắt nhân loại hoàn chỉnh cuộc sống tâm linh, một lòng hướng về sự tôn thờ Ðấng Tạo Hóa Allah Duy nhứt. Và Nabi Muhammad (SAW) đã trang trọng kính cẩn tiếp nhận sứ mạng được Allah Subhanahu wa Ta’Ala ban truyền và giao phó để trực tiếp thực hiện soi đường dẩn lối chúng sinh với danh nghĩa là vị Thiên Sứ (Rasulullah) cuối cùng của nhân loại cùng thống nhứt hướng về sự tôn thờ một Ðấng Tạo hóa Duy nhứt Vô thủy Vô chung, Toàn tri, Toàn năng. Người Muslim  xác định lòng tôn kính (chớ không tôn thờ) và  noi gương theo các hành vi, lối ứng xử và quyết định Nabi Muhammad (SAW) trong các tình huống được ghi lại gọi là Sunnah của Nabi.

Theo Imam Muzammil Siddiqy, (Ramadan: The Blessed Month, trang20) từ ngữ Qadr trong ngôn ngữ A Rạp có nghía là “đáng giá”, “giá trị”, “mức độ”, và “quy mô”.  Phụ từ “al” thêm vào, tạo thành  ý nghĩa “vĩ đại”. Do đó, từ ngữ dùng trong Thiên kinh Qur’An là Laylatul-Qadr có nghĩa là “đêm đáng giá”, “đêm giá trị vĩ đại”, “đêm hạng bậc vĩ đại”, “mức độ vĩ đại”, “quy mô vĩ đại”.

Imam Ahmad ibn Naqib al-Misri (The Reliance of the Traveller, trang 294)
dịch Laylatul-Qadr là “đêm Sắc Chỉ của Thượng Ðế (Night of the Divine Decree).

Ðêm Qadr, theo ghi nhận của học giới Islam, đã diễn ra vào khoảng năm 611 Tây lịch, tính đến nay, đã vào trên 1400 năm, nhưng trong tín ngưỡng Islam, do sự gắn liền với Thiên khải kinh Qur’An, đêm Qadr trong Islam, không phải là một sự kiện lịch sử đơn thuần lồng kín trong một thời điểm, một sự kiện qua thời gian có thể bị chôn vùi trong bóng mờ của quá khứ của đời thường.  Trái lại, trên con đường hành đạo của người Muslim, hàng năm, Ðêm Qadr vẫn tái diễn và mang đến cho người Muslim mộ đạo cùng một thứ Ân Phước do Ðấng Thượng đế Allah Ban cấp như thời điểm Thiên kinh Qur’An đã được mặc khải. Ðó là thời điểm linh thiêng, được tái diễn.  Hàng năm, vào Ðêm Qadr, các Thiên Thần (mala-ikat) lại hiện đến với an bình và Ðức Ban Ân từ Allah, tiếp tục các lễ thức cho đến rạng sáng.

Surat 97:3 Thiên kinh Qur’An đã ghi Laylatul Qadr


 Có nghĩa là: Ðêm Laylatul Qadr tốt lành hơn một ngàn tháng.
ngụ ý rằng các công quả  tâm linh trong đêm Laylatul Qadr tốt lành hơn các công quả của một ngàn tháng không có Laylatul Qadr.

Triển khai ý nghĩa sâu sắc này, Nabi Muhammad (SAW)  đã nói:
“Những ai dâng cầu lễ nguyện vào Laylatul Qadr và kỳ vọng nhận Ân Phước thì sẽ được dung thứ về các tội lỗi đã qua.”

Một câu hỏi được nêu lên:

           Làm sao biết được đêm nào là đêm Laylatul Qadr
           trong tháng Ramadan?

Hiện vẫn còn là một bí ẩn về câu hỏi này. Ðiều chắc chắn, đêm Laylatul Qadr là một đêm trong tháng Ramadan và theo các Hadith, đêm Laylatul Qadr diễn ra vào một trong những đêm cuối tháng Ramadan. Trong một số phát biểu ở các Hadith, Nabi (SAW) đã khuyên dặn tìm đến với đêm linh thiêng này vào những đêm số lẽ trong 10 đêm cuối của tháng Ramadan. Một số phát biểu khác lại hạ giảm khả năng diễn ra trong 7 đêm cuối tháng Ramadan. Theo hướng này, Laylatul Qadr có thể nhằm  vào những  đêm thứ 23. 25, 27 hoặc 29 Ramadan. Có một điều chủ yếu cần ghi nhận: theo cấu trúc tính toán của niên lịch Islam, thì đêm đến trước ngày. Ðiều đó có nghĩa là một trong những đêm đến trước tức rạng những ngày nhịn chay thứ 23,25, 27, 29 tháng Ramadan có thể nhằm vào đêm Laylatul Qadr.

Trong sinh hoạt của đời thường, có thể có những lời đồn về những hiện tượng, dấu tích vật chất như mưa gió, sương mù, vòm trời chiếu sáng, v.v..thể hiện đêm Laylatul Qadr, nhưng không được Thiên kinh Qur’An hoặc Hadith xác định.

Tương truyền, Nabi Muhammad (SAW) đã nói, trong đêm Laylatul Qadr, Nabi đã dâng lễ nguyện, và sau đó, trong lễ nguyện Fajr (Waktu Suboh), khi Nabi cúi đầu sajdah thì thấy nền nhà bị ướt do một cơn mưa nhẹ đã rơi vào phần cuối đêm qua. Tuy nhiên, các tín hữu Muslim được  khuyên dặn ghi nhớ rõ,  Nabi (SAW) đã không bao giờ xác định hiện tượng mưa này luôn luôn là dấu hiệu của đêm Laylatul Qadr.

Trong sinh hoạt dân gian các jama’ah Chăm Châu Ðốc, cũng như ở các jama’ah Muslim các nơi khác, các tín hửu Muslim thường tề tựu ở các masjid hoặc Surao, tùy địa phương, cùng nhau thức tỉnh tâm cả đêm, cầu nguyện, xướng đọc Thiên kinh Qur’An hoặc thực hiện Zikr (trong dân gian Chăm Châu đốc phát âm là Zikir), qua đó, mỗi cá nhân có thể tự linh cảm như đã chứng kiến được đêm Laylatul Qadr. Các tín hửu Muslim có thể tự cảm thấy được sống qua một niềm vui tâm linh, hài lòng và một cảm nhận làm kinh sợ và khiêm cung lớn lao trước Allah, Ðấng Tạo hóa được chúng sinh tuân phục và tôn vinh nhứt. Nhưng tất cả đều tùy thuộc vào lòng chân thành trung thực của người có Ðức tin (Iman) vững chắc.

Theo tường thuật trong một Hadith, Nabi Muhammad (SAW) đã bảo: “Những ai dâng lễ nguyện trong đêm Laylatul Qadr với đầy đủ Ðức tin và lòng chân thành trung thực thì các tội lỗi y mắc phải trong thời gian qua sẽ được dung thứ”. 

Vợ Nabi là ‘Aishah (ASL) đã hỏi Nabi nên nói điều gì nếu tiếp cận được với đêm Laylatul Qadr ? Nabi (SAW) nói” hảy lập đi lập lại câu:

          Allahumma innaka ‘afuwwun, tuhibbul ‘afwa, fa’fu ‘anni

Có nghĩa là:
Kính Allah, chắc chắn Allah là Ðấng Dung thứ, Allah thích Dung thứ, do đó, xin Allah hảy Dung thứ cho bản thân kẻ này”.

 


Nhắc nhở nhau về:
MÙA NHỊN CHAY THÁNG RAMADAN
                                                                                         Do Hamide  &  Giusô Adot

  •  Ý nghĩa của tháng Ramadan  trong Islam  

Tháng Ramađan là tháng 9 của niên lịch Hijrah. Niên lịch Hijrah là niên lịch đánh dấu cuộc dời cư của Nabi Muhammad (SAW)  từ Thánh địa Makkah sang vùng đất thiêng Mađinah. Năm nay là năm 1432 Hijrah tương ứng với năm 2011.dương lịch. Cần xác định ngay, cuộc dời cư lịch sử của Nabi Muhammad(SAW) không đánh dấu khởi điểm sáng lập đạo Islam như lập luận sai lệch trên một số sách báo phương Tây, bởi lẽ Ðức Tin Islam xác lập mối tương quan giữa con người và Ðấng Tạo Hóa Allah đã hiện có ngay từ thời điểm Nabi AÐam và Siti Hawa, vốn là thủy tổ của loài người, và từ đó, Ðấng Tạo Hóa Allah đã lần lượt cử phái xuống trần thế, theo từng thời điểm, 25 vị Thiên sứ mệnh danh là Rasulullah và Nabi Muhammad (SAW) được khẳng định là vị Rasul cuối cùng.

Trong tín lý Islam, tháng Ramađan là tháng  thiêng liêng do bởi trong tháng này, được học giới Islam ước tính nhằm năm 610 hoặc 611 Tây lịch, một chàng thanh niên A Rạp cao quý vào khoảng 40 tuổi đầu, đang ngồi một mình suy tưởng và cầu nguyện dâng lên Ðấng Tạo Hóa trong hang núi Hira gần Makkah (nước A Rạp Sau Ði ngày nay), thì thình lình Thiên Thần Jibroel xuất hiện. Thiên Thần Jibroel là vị Thiên Thần thường mang Thiên Khải (wahy) đến với tất cả các vị Thiên sứ (Rasulullah) theo từng thời điểm trong lịch sử nhân loại.  Thiên Thần Jibroel  đã chánh thức thông báo cho Muhammad (SAW) biết, Thượng Ðế Allah đã chọn Người và bổ nhiệm Người thành Thiên sứ (Rasulullah) với sứ mạng tiếp nhận và  truyền chuyển Thông Ðiệp Islam đến với muôn loài. Thiên Thần Jibroel đã chuyển cho Muhammad (SAW) những từ ngữ đầu tiên của Thiên khải (Wahy), được ghi lại trong Surat 96 câu 1-5  của Thiên kinh Qur’An trong dân gian người Chăm Châu đốc thường nhắc nhở nhau với bài kinh “Iqrok” như sau:.

 

Hảy đọc! Nhân danh Ðấng Tối Thượng (Rabb) của Ngươi
Ðấng đã tạo ra con người từ một hòn máu đặc.
Hảy đọc! Do bởi Ðấng Tối Thượng của Ngươi Rất Mực Ðộ Lượng,
Ðấng đã chỉ dạy con người sử dụng cây viết
và đã chỉ dạy con người những gì y không biết.

Có thể nói đây là bản tuyên ngôn đầu tiên, từ đó, với những Thiên khải tiếp theo trong 23 năm, Nabi Muhammad (SAW) với danh nghĩa Thiên sứ (Rasulullah) đã xây dựng nền móng cho  Islam thành một ngọn đuốc Ðức Tin sáng rực  chuẩn bị cho một cộng đồng  mộ đạo và ngay chánh tôn thờ Allah, Ðấng Tạo Hóa Toàn Tri Toàn Năng của vũ trụ và loài người..

Ðạo Islam được xây dựng trên 5 giáo điều quy định rường cột bằng chũ A Rạp kể sau, mà phàm là người Muslim thì đều phải thuộc nằm lòng, trong khung tín lý gọi là Rukun Islam: Ðó là:

  • Kalima Shahadat

  • La ilaha ilallah (Không có Thượng Ðế (nào khác), mà chỉ có Allah)
    • Muhammadar Rasulullah (Muhammad là Thiên sứ);
  • Salat tức dâng lễ nguyện mổi ngày 5 lấn (waktu);(trong dân gian người Chăm Châu Ðốc nói là Sambahyăng, từ ngữ du nhập từ Malaysaia);
  • Sawm có nghĩa là nhịn chay; trong dân gian người Chăm Châu Ðốc gọi là “ơk”.
  •  Zakat là một từ ngử A Rạp không có từ tương ứng trong các ngôn ngử khác, nội dung được hiểu là quy định chia xẻ cho người có nhu cầu;
  • Hajj hành hương Thánh địa Makkah.

Trong 5 giáo điều quy định rường cột kể trên, việc  nhịn chay được thực hiện vào tháng Ramadan, là một động thái thích hợp nhứt biểu tỏ ơn sâu của người Muslim vì Thiên kinh Qur’An; Trong lịch sử, Thiên khải có mối quan hệ đặc biệt với việc nhịn chay:

  • Nabi MuSa (Moses) (ALHSL) đã ở bên Thượng Ðế trong 40 ngày, 40 đêm, không ăn bánh mì, không uống nước. Và Nabi đã ghi nhận về các bảng ngôn từ của tờ Thỏa hiệp, mười điều răn. (Exodus 34:28)
  • Nabi YSa (Giê Su)  (ALHSL) đã nhịn chay khi tiếp nhận sứ mạng Thiên sứ ở gần con sông Jordan (Mathew 4:2ff)
  • Nabi Muhammad (SAW)  cũng đã đang nhịn chay khi tiếp nhận Thiên khải đầu tiên. (Sahih al-Bukhary, quyển 1, Chương về bắt đầu Thiên khải).
Trong xã hội Việt Nam, các tôn giáo khác như Phật giáo chẳng hạn, có lễ thức “ăn chay” với ý nghĩa vẩn duy trì các bửa ăn bình thường trong những ngày ăn chay, các món ăn không có thịt mỡ mà chỉ có rau. Do đó, cần xác định rõ để tránh nhầm lẫn giữa hai lễ thức này.

Khác biệt với lễ thức “ăn chay”, trong lễ thức nhịn chay tháng Ramadan của Islam, người Muslim tuyệt đối kiêng cử, không ăn, không uống, và không giao hợp sinh lý từ rạng sáng cho đến chạng vạng tối. Do đó, cơ thể không được thỏa mãn về các nhu cầu thể chất thường lệ, cho đến cuối ngày mới được đáp ứng trong điều độ, để rồi con người lại tiếp tục tự chế, kiêng cử vào sáng ngày hôm sau. Như vậy, người Muslim đã được tạo điều kiện tự rèn luyện bản thân đi vào một nền nếp kiêng cử và thỏa mãn trong nguyên một tháng, phải phấn đấu tự kềm chế và tự làm chủ bản thân, ý thức rõ rệt khi nào thuận, khi nào phải khước từ bác bỏ để sống trong một thế giới của thiện và ác, của các cơ hội, các thách đố, và các cám dỗ. Người Muslim, tin và tôn thờ Ðấng Tạo hóa Allah, phải có kỷ luật để sống theo Lời Phán Dạy của Allah, theo Thiên kinh Qur’An.

Các sự kiện kể trên cho thấy, việc nhịn chay trong Islam đánh thức con tim, soi sáng tinh thần, và chuẩn bị não trạng con người để tiếp nhận Lời Phán Truyền trang trọng của Allah. Khi tấm gương linh hồn được trong và sáng thì Lời Phán của Allah hiện xuống như là một sự phản chiếu tươi đẹp. Việc nhịn chay theo Islam, do đó, cần được hiểu là phương thức tối hảo trong sự thanh lọc hóa bản thân, sự tự chế và tự làm chủ  mình.

Người Muslim có đủ điều kiện về sức khỏe phải nhịn chay trọn tháng Ramađan.Nhưng
cần lưu ý: niên lịch Hijrah là niên lịch được xây dựng trên hệ thống vận hành của mặt trăng nên so với Tây lịch mổi năm chênh nhau 12 ngày. Với sự chênh lệch này, tháng Ramađan lần lượt đến theo từng năm với các mùa xuân, hạ, thu. đông, nhằm vào thời tiết nóng lạnh băng giá đủ cả.

  • Việc nhịn chay tháng Ramadan được quy định trong Thiên kinh Qur’An

 

Surah 2 al-buqarah đã ghi:
Ayat 183:

 

 

Hởi những ai có niềm tin,việc nhịn chay được quy định cho các ngươi như đã được quy định cho những người trước các ngươi, để các ngươi có thể trở thành người ngoan đạo (al-Muttaqun).

Ayat 184:

 

Dịch nghĩa:
(Nhịn chay) trong một số ngày quy định, nhưng nếu ai trong các ngươi mắc bệnh hoặc đang đi xa, thì sẽ nhịn bù từ nhừng ngày khác. Và đối với những người có khó khăn trong việc nhịn chay (tức người già cả) , họ có sự chọn lựa hoặc nhịn chay hoặc nuôi ăn một người nghèo khó ((miskin) cho mổi ngày không nhịn chay. Nhưng người nào làm tốt do chính bản thân mình thì sẽ tốt đẹp hơn cho mình. Và việc ngươi nhịn chay được tốt cho ngươi hơn nếu ngươi biết.

Ayat 185:

 

Dịch nghĩa:
Tháng Ramadan là tháng Thiên kinh Qur’An được mặc khải, một hướng dẫn cho nhân loại và những bằng chứng rõ rệt cho sư hướng dẫn và các tiêu chuẩn (giữa đúng và sai). Do đó, ai trong các ngươi trông thấy (vành trăng lưởi liềm vào đêm đầu tiên của tháng Ramadan ( tức có mặt tại nhà), người đó phải nhịn chay  tháng đó, và những ai  mắc bệnh hoặc đang di xa, thì cùng số ngày không nhịn phải được nhịn bù lại từ những ngày khác. Allah có ý muốn làm dễ dàng cho các ngươi, và Allah không muốn gây khó khăn cho các ngươi. (Allah muốn) ngươi nhịn bù trong cùng số ngày không nhịn, và các ngươi phải vinh danh Allah  (tức Takbir, Allahu Akbar,) Thượng Ðế vĩ đại do đã dẫn dắt các ngươi để các ngươi biết ơn Allah.

       4, Thực hiện lễ thức nhịn chay

       4.1. Ngày khởi đầu nhịn chay

Trên nguyên tắc, niên lịch Hijrah được soạn thảo và phổ biến hàng năm. Nhưng theo quy định, ngày khởi đầu nhịn chay không phải được xem một cách máy móc  là mùng 1 tháng Ramadan. Ðể xác định ngày khởi đầu nhịn chay, người Muslim phải  thấy được vầng trăng lưởi liềm sau khi mặt trời lặn vào ngày 29 tháng Sha’ban là tháng trước tháng Ramadan. Cá nhân người Muslim không thể tự mình quyết định về ngày này, vì nếu làm như vậy thì sẽ dẫn đến tình trạng xáo trộn trong cộng đồng. Quyết định tùy theo địa phương lệ thuộc vào vị Imam hoặc Qadi. Trường hợp vầng trăng lưởi liềm không thấy xuất hiện vào ngày 29 tháng Sha’ban thì tháng Sha’ban được xem là bao gồm cả ngày 30, và bắt đầu ngày 1 nhịn chay tháng Ramadan vào ngày kế tiếp.

        4.2.  Quy lệ nhịn chay

  • Ai phải nhịn chay ? 

        Việc nhịn chay trong cả tháng Ramadan có tính bắt buộc đối với mọi người Muslim trưởng thành, cả nam lẫn nữ, những người lành lặn không đau ốm hoặc đang đi xa nhà.
Ðối với những người mắc bệnh tạm thời thì được phép không nhịn chay trong thời gian bệnh, nhưng sau đó, phải nhịn bù lại những ngày bị bệnh. Ðối với những người bệnh kinh niên, không thể chửa lành, thì được miễn nhịn chay nhưng phải trả khoản phí fidya có thể bằng tiền,cung ứng bửa ăn cho những người nghèo khó có nhu cầu.
Phụ nữ trong thời gian có` kinh hoặc sau khi sanh nở (nifas) được miển nhịn chay.nhưng phải nhịn bù sau Ramadan. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, nếu có khó khăn trong việc nhịn chay, thì đụợc hoãn để nhịn bù trong thời gian sau, khi sức khỏe được khả quan hơn.
Về các chuyến đi xa nhà, tối thiểu khoảng 48 dặm (miles) hoặc 80 cây số (km) với lý do chánh đáng thì được hoãn nhịn chay, để nhịn bù vào thời điểm thuận tiện sau đó. Nhưng sẽ là một tội lổi nếu cố tình đi xa trong tháng Ramadan chủ yếu là để tránh nhịn chay.

  • Lễ thức nhịn chay theo Sunnah:

 

    • Bửa ăn trước rạng sáng (sahur)

Ngày nhịn chay được khởi đầu bằng bửa ăn rạng sáng trước buổi lễ nguyện
Faj trong dân gian người Chăm Châu đốc gọi là Waktu sambahyăng Suboh, thực tế, cóthể sớm hơn tùy hoàn cảnh cá nhân, gia đình, hoặc tổ chức trong Jam’ah với bửa ăn tập thể hoặc gia đình.

  • Khởi đầu bửa nhịn chay, người nhịn chay phải chứng tỏ hoặc xác định ý thức của mình bằng lễ thức Niyyah , trong dân gian người Chăm Châu Ðốc gọi là Niêt, tức chân thành định trong bụng ý muốn nhịn chay vì Allah. Không cần thiết phải nói thành lời, nhưng nhứt quyết phải Niêt chân thật từ con tim và khối óc.
  • Trong suốt ngày nhịn chay, người Muslim phải tránh không nói và làm những điều sai quấy. Không gây lộn, không tranh cải, và cần rộng lượng trong chuyện trò; không dùng những lời lẻ xấu xa, thô tục, nói chung, không làm những gì bị nghiêm cấm. Người Muslim nhịn chay cần kỷ luật bản thân về mặt luân lý, đạo đức, tự huấn luyện bản thân về thể chất lẫn tinh rthần. Cần phải tỏ ra là một người hòa nhã trong giao dịch.
  • Trong thời gian nhịn chay, người Muslim cần tích cực đóng góp hành vi thiện nguyện và phải thực hiện lễ nguyện dâng lên Allah và xướng đọc Thiên kinh Qur’An.
  • Bửa ăn chấm dứt ngày nhịn chay (iftar )

Ngày nhịn chay được chấm dứt bằng bửa ăn, tiếng A Rạp gọi là Iftar trong dân gian người Chăm Châu Ðốc gọi là taleh ơk với nghĩa chữ là cởi bỏ, giải toả nhịn chay, trong giới bình dân, còn gọi nôm na là Sả chay . Lễ thức Iftar, được thực hiện bởi cá nhân, trong khung sinh hoạt gia đình hoặc tập thể trong cộng đồng. Giờ giấc chấm dứt nhịn chay tại các tập thể (jam’ah) Chăm Châu Ðốc, được chánh thức Jama’ah thông báo bằng một hồi trống phát ra  từ các masjid hoặc Surao nối tiếp bằng giọng Azan, người Chăm Châu Ðốc gọi là Bhaang truyền thống.

  • Những điều làm cho việc nhịn chay vô hiệu

    Người Muslim nhịn chay cần tránh, không làm những điều khiến cho việc nhịn chay trở thành vô hiệu, sau đó phải nhịn bù (qodo):
    - Ăn, uống, hút thuốc có dụng ý;
    - Tự làm ói, mửa;
    - Xuất tinh do khêu gợi dục tình do hôn, ôm nhau;
    - Ăn, uống, hút thuốc, giao hợp sinh lý sau rạng sáng (Fajr) nghĩ lầm là chưa
    rạng sáng. Ngày nhịn chay cũng được xem như vô hiệu khi ăn, uớng, giao hợp  
    sinh lý trước chạng vạng, tưởng lầm là đã quá chạng vạng rồi.

    Giao hợp sinh lý trong khi đang nhịn chay là một tội lỗi nặng trong Islam. Người Muslim sai phạm điều này phải thực hiện qodo nhịn bù lại về sau.

5. Lễ nguyện Taraweeh

Một lễ nguyện đặc biệt được thực hiện trong suốt mùa nhịn chay tháng Ramadan là lễ nguyện Taraweeh được thực hiện sau lễ nguyện ‘Isha trong trọn tháng Ramadan.
Lễ nguyện Taraweeh là Sunnah của Nabi Muhammad (SAW) không có tính chất bắt buộc tức Fardu như lễ thức nhịn chay, Nhưng trên thực tế, lễ nguyện Taraweeh đã tạo thành một nền nếp sinh hoạt truyền thống tại các jama;ah. Quả là một điều tốt lành khi cùng các thân hửu Muslim khác đến dâng lễ nguyện Taraweeh trong Jama’ah tại các masjid hoặc surao, cùng tham gia sinh hoạt cộng đồng trong mùa chay Ramadan, cùng chia xẻ niềm hân hoan giao tiếp thông hiểu nhau giữa người Muslim anh em.
Tuy nhiên, nếu không đến tham gia dâng lễ Taraweeh cộng đồng, người Muslim không nên lơ là với lễ nguyện này. Tự một mình, người Muslim cũng có thể dâng lễ nguyện Taraweeh riêng t ại nhà.

Trong lễ nguyện Taraweeh, một số người Muslim thực hiện 21 Rak’at tức bộ động tác bái lạy, một số người khác chỉ dâng lễ 8 rak’at, gây bất đồng và khác biệt ở một số Jama’ah. Nhưng thực tế, dù là 8 rak’at hay 21 rak’at trong Sunnah vẩn là Islam về mặt kỷ thuật thực hiện. Trên tinh thần tương kính cố hửu cần có giữa người Muslim với nhau, khác biệt về số lượng rak’at trong lễ nguyện Taraweeh nhứt quyết không thể được chấp nhận là lý do chánh đáng tạo nên chia cách, rạn nứt hơặc hiềm khích bè phái không cần thiết trong sinh hoạt an bình trong cộng đồng.

Mubarak Ramadan !

Nguồn tham khảo:
-  Dr Muzammil H. Siddiqy. Ramadan: The Blessed Month
-   Tajuddin B. Shu’aib, Essentials of Ramadan, The Fasting Month
-   Suzanne Haneef. What everyone should know about Islam and Muslims      

 


Hướng Dẫn về Sức Khỏe cho Tháng Ramadan do Bac sĩ Farouk Haffejee

Dr. Farouk Haffejee, Islamic Medical Association of South Africa.


Bài viết này cung cấp lời khuyên về việc làm thế nào để tránh được một số vấn đề thường gặp trong tháng Ramadan. Nếu thực hiện được những điều dưới đây, nó sẽ làm cho việc nhịn chay thoải mái và tận hưởng đầy đủ những lợi ích tinh thần của mùa Ramadan.
Trong tháng Ramadan, chế độ ăn uống của chúng tôi không nên có sự khác biệt rất nhiều từ chế độ ăn uống bình thường của chúng ta, nên càng đơn giản càng tốt. Các chế độ ăn uống nên được duy trì để có sự cân nặng bình thường, không tăng cũng không giãm. Tuy nhiên, nếu một người thừa cân, tháng Ramadan là thời điểm lý tưởng để bình thường hóa trọng lượng của mình.
Theo quan điểm của giờ ăn chay, chúng ta nên tiêu thụ thức ăn chậm tiêu hóa bao gồm chất xơ có trong thức ăn thay vì những chất nhanh chóng tiêu hóa thực phẩm. Thức ăn chậm tiêu hóa kéo dài lên đến 8 giờ, trong khi nhanh chóng tiêu hóa thức ăn kéo dài 3-4 giờ.
• Tthực phẩm chậm phân hóa là loại thực phẩm có chứa ngũ cốc và các loại hạt như lúa mạch, lúa mì, yến mạch, kê, bột hòn, đậu, đậu lăng, bột mì nguyên hạt, gạo lức, vv (gọi là carbohydrates phức hợp).
• Thức ăn phân hóa nhanh là loại thực phẩm có chứa đường, bột mì trắng, vv (gọi là carbohydrates tinh chế).
• Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm thực phẩm có chứa cám, lúa mì nguyên chất, ngũ cốc và hạt, các loại rau như đậu xanh, đậu Hà Lan, sem (papry), tủy, ngô, rau bina, và các loại thảo mộc khác như methie hạt cỏ cà ri, lá củ cải đường gốc (giàu chất sắt), trái cây còn da, trái cây sấy khô đặc biệt là mơ khô, vả mận khô, hạnh nhân, vv Các loại thực phẩm ăn nên được cân bằng, có chứa các loại thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm, tức là trái cây, rau, thịt / thịt gà / cá, bánh mì / ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa. Thức ăn chiên là thực phẩm không lành mạnh và nên được giới hạn. Chúng gây ra chứng khó tiêu, ợ nóng và các vấn đề trọng lượng.

Tránh
• Tức ăn chiên và thực phẩm có nhiều chất béo.
• Thực phẩm chứa quá nhiều đường.
• Ăn uống quá nhiều, nhất là lúc suhur (bữa ăn trước khi bắt đầu nhịn).
• Uống quá nhiều trà trước suhur (imsaq). Trà làm cho bạn thải nhiều nước tiểu và mang theo muối khoáng có giá trị mà cơ thể của bạn sẽ cần trong ngày.
• Hút thuốc lá. Nếu bạn không thể bỏ hút, bạn nên cắt giảm dần dần bắt đầu từ một vài tuần trước khi Ramadan. Hút thuốc lá là không lành mạnh và người ta nên dứt khoát hẳn.

Ăn
• Carbohydrate (chất bột đường) phức hợp ăn vào lúc suhur để thức ăn kéo dài và làm cho bạn ít đói.
• Haleem (cháo lúa mì truyền thống Ấn Độ) hoặc couscous là một nguồn tuyệt vời của protein và là một thực phẩm phân hóa chậm.
• Trái chà là là nguồn tuyệt vời của chất đường, chất xơ, kali, carbohydrate và magiê.
• Hạnh nhân rất giàu protein và chất xơ có ít chất béo.
• Chuối là một nguồn cung cấp magiê, kali và carbohydrate.

Uống
Uống nhiều nước hoặc nước trái cây càng tốt giữa Iftar (bữa ăn xã chay) và trước khi đi ngủ để cơ thể của bạn có thể điều chỉnh mức chất lỏng trong suốt thời gian nhịn chay.

Táo bón
Táo bón có thể gây ra cọc (bệnh trĩ), vết nứt (vết nứt đau đớn trong ống hậu môn) và chứng khó tiêu với một cảm giác cồng kềnh.
Nguyên nhân: Quá nhiều thực phẩm tinh chế, quá ít nước và không đủ chất xơ trong chế độ ăn uống.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Tránh các loại thực phẩm chế biến quá mức, tăng lượng nước uống vào, sử dụng cám trong nướng bánh, bột lúa mì nguyên khi làm bánh mì.

Khó tiêu
Nguyên nhân: ăn qua. Quá nhiều các loại thực phẩm chiên và béo, thức ăn cay, và các loại thực phẩm sản xuất ví dụ như gió trứng, bắp cải, đậu lăng, đồ uống có ga cũng tạo ra khí. Biện pháp khắc phục hậu quả: Đừng quá ăn, uống nước ép trái cây hoặc tốt hơn vẫn còn uống nước và tránh các loại thực phẩm chiên.

Trạng thái hôn mê ('huyết áp thấp ')
Ra mồ hôi quá nhiều, suy nhược, mệt mỏi, thiếu năng lượng, chóng mặt, đặc biệt là dễ nhận biết được từ vị trí ngồi, xanh xao xuất hiện và cảm giác mờ nhạt là những triệu chứng liên quan với huyết áp thấp ". Điều này có xu hướng xảy ra vào buổi chiều.
Nguyên nhân: Quá ít chất lỏng tiêu thụ,lượng muối giảm .
Biện pháp khắc phục hậu quả: Giữ mát mẻ, tăng lượng chất lỏng và muối.
Chú ý: huyết áp thấp nên được xác nhận bằng cách đo huyết áp khi triệu chứng xuất hiện. Người bị huyết áp cao có thể cần dùng thuốc điều chỉnh trong dịp Ramadan. Họ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của họ.

Nhức đầu
Nguyên nhân: Caffeine và hút thuốc lá quá nhiều trong ngày, thiếu ngủ, cơn đói thường xảy ra vào cuối ngày. Khi kết hợp với "huyết áp thấp", đau đầu có thể thể khá nghiêm trọng và cũng có thể gây buồn nôn trước khi Iftar.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Cắt giảm caffeine và thuốc lá từ từ bắt đầu một hoặc hai tuần trước khi Ramadan. Các loại trà thảo dược và cà phê không chứa caffeine có thể được thay thế. Tổ chức lại lịch trình của bạn trong thời gian Ramadan để có giấc ngủ đầy đủ

Đường trong máu thấp
Điểm yếu, chóng mặt, mệt mỏi, thiếu tập trung, đổ mồ hôi một cách dễ dàng, cảm giác run rẩy (run), không thể thực hiện các hoạt động thể chất, đau đầu, đánh trống ngực là triệu chứng của đường trong máu thấp.
Nguyên nhân không phải bệnh nhân tiểu đường: Có quá nhiều đường, tức là các carbohydrate tinh chế đặc biệt vào lúc suhur. Cơ thể sản xuất insulin quá nhiều gây ra glucose trong máu giảm. Biện pháp khắc phục hậu quả: Ăn một cái gì đó ở suhur và hạn chế thực phẩm và đồ uống chứa đường.
Chú ý: Bệnh nhân tiểu đường có thể cần phải điều chỉnh thuốc trong tháng Ramadan, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn.

Cơ chuột rút (Vọp bẻ)
Nguyên nhân: không đầy đủ lượng thực phẩm canxi, magiê và kali.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Ăn thực phẩm giàu khoáng sản trên Ví dụ: rau, quả, sản phẩm từ sữa, thịt và trái chà là
Chú ý: Những người dùng thuốc cao huyết áp và có vấn đề về sỏi thận nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của họ.


Loét dạ dày tá tràng, đốt tim, viêm dạ dày và thoát vị gián đoạn
Các nồng độ acid tăng trong dạ dày trống rỗng, trong tháng Ramadan làm trầm trọng thêm các điều kiện trên. Nó hiện diện như là một cảm giác nóng rát ở vùng dạ dày dưới xương sườn và có thể mở rộng lên đến cổ họng. Thức ăn cay, cà phê, và các đồ uống có ga (carbonate) làm trầm trọng thêm những điều kiện này. Có các loại thuốc để kiềm chế nồng độ acid trong dạ dày. Những người bị loét dạ dày, tá tràng đã được chứng minh và thoát vị gián đoạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi Ramadan.

Sỏi thận
Sỏi thận có thể xảy ra ở những người dùng ít chất lỏng để uống. Vì vậy, điều quan trọng là uống chất lỏng thêm để ngăn chặn hình thành sỏi.

Đau khớp
Nguyên nhân: Trong thời gian lễ Ramadan, khi thêm Salah (cầu nguyện) được thực hiện áp lực lên khớp gối tăng. Ở người cao tuổi và những người bị viêm khớp, điều này có thể dẫn đến đau, cứng khớp, sưng và khó chịu.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Giảm cân để đầu gối không cần phải thực hiện thêm bất kỳ sức nặng nào nửa. Tập thể dục phần chân dưới trước khi Ramadan để có thể chuẩn bị chóng lại sức căng của đầu gối. Do đó cho phép người ta có thể thực hiện Salah một cách dễ dàng.